Dây nhảy quang SC-SC
Dây nhảy quang LC-LC
Dây nhảy quang SC-LC
Dây nhảy quang LC-LC
Dây nhảy quang MPT/MPO
Dây nhảy quang MPT/MPO
Dây nhảy quang SC-LC
Dây nhảy quang SC-SC
Dây nhảy quang LC-LC
Dây nhảy quang SC-LC
Dây nhảy quang SC-SC
Dây nhảy quang LC-LC
Dây nhảy quang SC-LC
Dây nhảy quang SC-SC
Dây nhảy quang MPT/MPO
Dây nhảy quang MPT/MPO
Dây nhảy quang LC-LC
Dây nhảy quang LC-LC
Dây nhảy quang LC-LC
Dây nhảy quang SC-SC
Dây nhảy quang nắm giữ vai trò quan trọng và thiết yếu để có một hệ thống mạng viễn thông hoàn chỉnh, tốc độ. Nhưng trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại dây khác nhau và những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cũng như chọn được loại dây phù hợp nhất cho hệ thống mạng của mình.
1. Dây nhảy quang là gì?
Dây nhảy quang trong tiếng Anh được gọi là Fiber Optic Patch Cord. Đây là một loại dây có kết cấu tương tự như dây cáp quang, được sử dụng trong các hệ thống mạng với nhiệm vụ kết nối quang giữa các hộp phối quang ODF, hay giữa các hộp ODF với các thiết bị quang khác như Converter quang (bộ chuyển đổi quang điện), giữa các thiết bị truyền dẫn quang (Modem quang) với nhau.
Kích thước đường kính thông dụng của dây thường là 0.9mm, 2mm, 2.4mm, 3mm với khả năng kết nối các khoảng cách từ 3m, 5m, 10m, 15m, 20m, 30m. Ở hai đầu dây đã được gắn sẵn hai đầu nối quang Connecter theo dạng PC, UPC, APC, thuộc chuẩn: SC, ST, FC, LC, MU, E2000,… để có thể kết nối với các thiết bị khác nhau.
2. Cấu tạo dây nhảy quang
Cấu tạo tiêu chuẩn dây nhảy quang sẽ bao gồm 4 bộ phận cơ bản như sau:
- Ống nối (Ferrule): Thường là loại ống có cấu trúc dạng trụ rỗng được làm bằng sứ, kim loại hoặc nhựa với chất lượng cao. Vai trò của ống là để giữ chặt sợi quang.
- Thân đầu nối (Connector Body): Chủ yếu được làm từ nhựa hoặc kim loại. Phần than ống nối này dùng để chứa ống nối, cố định với lớp Jacket bên ngoài bảo vệ và đóng vai trò là lớp chịu lực.
- Khớp nối (Coupling Mechanism): Thuộc một phần của thân đầu nối, giữ vai trò cố định đầu nối khi thực hiện kết nối đến các thiết bị.
- Đầu nối: Gồm có các kiểu đầu nối phổ biến và thông dụng là SC/PC, ST/UPC, FC/APC,… chia thành dây nhảy quang đầu tròn hoặc đầu vuông. Ở trong đầu nối có Ferrule được làm bằng thủy tinh, kim loại, Plastic, hoặc có thể làm bằng gốm với chức năng bảo vệ và giữ thẳng sợi quang. Phần đỉnh của đầu nối sẽ được làm nhẵn với điểm dạng tiếp xúc chính là PC ( Physical contact), UPC (Ultra Physical Contact) và APC (Angled Physical Contact) để làm chắc chắn chỗ ghép nối có ít ánh sáng bị mất hoặc bị phản xạ nhất. Các đầu nối phổ biến có 2 thành phần chủ yếu là SC và ST hay FC với các điểm tiếp xúc là PC, UPC, APC..
3. Dây nhảy quang dùng để làm gì?
Không phải ngẫu nhiên mà dây nhảy quang trở thành một phần thiết yếu, đem đến sự thuận tiện cho người sử dụng các hệ thống mạng quang. Vậy thì dây nhảy quang để làm gì?
Hiểu đơn giản thì loại dây này dùng để kết nối từ hộp ODF đến thiết bị quang điện hoặc giữa hai ODF với nhau nên quá trình truyền tải dữ liệu trực tiếp, nhanh chóng và gọn nhẹ hơn rất nhiều lần. Bên cạnh đó, việc sử dụng dây nhảy quang sẽ giúp người dùng tiết kiệm được nhiều khoản chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng và truyền tải hình ảnh, audio, video,… hay thậm chí là chương trình truyền hình cáp đòi hỏi một cách kỹ lưỡng, nhanh chóng, sắc nét.
Các ứng dụng của dây nhảy quang vô cùng đa dạng. Để nói về tác dụng của chúng thì ta sẽ phân chia theo từng loại đầu nối khác nhau như sau:
- Đầu nối SC được sử dụng với các bộ chuyển đổi quang điện
- Đầu nối LC được sử dụng với các Module quang chuyển đổi tín hiệu vào Switch, các thiết bị Converter.
- Các loại dây có đầu FC dùng với các hệ thống truyền tải tín hiệu hình ảnh, âm thanh (CCTV, AHD-CVI-TVI…) là các bộ chuyển đổi tín hiệu video sang quang.
- Đầu dây ST sử dụng cho các hệ thống Rơ le và bộ chuyển đổi E1 (Ethernet), hiện nay đầu ST không còn được sử dụng nhiều nữa và chỉ còn dùng để bảo dưỡng hoặc thay thế trong các hệ thống cũ.
4. Có bao nhiêu loại dây nhảy quang?
Có rất nhiều cách thức phân loại tạo ra thị trường dây nhảy quang vô cùng đa dạng và phong phú. Chẳng hạn như dây nhảy quang Simplex và Duplex, hay dây Multimode hoặc Singlemode.
Nhưng để nói về cách phân loại cũng như các loại dây nhảy thông dụng cho hệ thống mạng quang thì có thể kể đến 3 cái tên sau đây:
4.1. Dây nhảy SC – SC
Dây nhảy quang SC – SC có các chủng loại dây vô cùng đa dạng như:
- Các loại dây Multimode hoặc Singlemode
- Dây nhảy SC/UPC – SC/UPC
- Dây nhảy SC/APC – SC/APC
Chiều dài của dây nhảy SC – SC không có hạn định và được sản xuất tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Trong đó, một số kích thước dây phổ biến là 3m, 5m, 10m, 20m, 30m,…
Dây nhảy SC – SC được sử dụng cho các thiết bị converter quang điện, thiết bị mạng và các thiết bị viễn thông khác. Ưu điểm của dây là:
- Có số lần kết nối lên đến 1000 lần – chứng tỏ về thời gian, độ bền của dây rất cao với mọi điều kiện thời tiết.
- Khả năng kéo dãn tải trọng 100 N, thời gian kiểm tra ít nhất 5h, kết quả là độ suy hao < 0,3 Db.
- Độ suy hao chèn của dây không chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế mà còn vượt quá tiêu chuẩn < 0,2 Db.
4.2. Dây nhảy SC – LC
Tương tự như dây SC – SC, dây nhảy quang SC – LC cũng có đầy đủ các loại là dây Singlemode, Multimode, Multimode OM3 với hai loại dây Simplex và Duplex. Ưu điểm của loại dây này là:
- Dây có các màu cam, vàng chanh và xanh dương với chuẩn kết nối 2 đầu: SC và LC vô cùng linh hoạt phù hợp rất nhiều loại thiết bị đã và đang trở thành sản phẩm được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất thời điểm hiện tại.
- Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: thi công và lắp đặt hệ thống camera qua cáp quang, các hệ thống mạng Lan nội bộ, các hệ thống truyền hình CATV…
4.3. Dây nhảy FC – FC
Dây nhảy quang FC – FC được sử dụng để tiếp nối giữa hộp nối và thiết bị. Ưu điểm của loại dây này là có đặc trưng UPC làm tăng độ suy hao cần thiết tiếp cận khoảng nhạy, đặc trưng của công nghiệp truyền hình. Chính vì thế mà chúng được sử dụng nhiều nhất ở trong mạng truyền dẫn Camera, mạng truyền hình cáp trung tâm, mạng truy cập FTTx, FTTH giữa các Switch.
Chiều dài của dây cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, phổ biến là dây 3m, 5m, 10m, 15m, 20m, 30m,…
5. Phân biệt sự khác nhau giữa dây nhảy quang và dây hàn quang
Dây nhảy quang và dây hàn quang đều là 2 loại dây được sử dụng rộng rãi trong hệ thống mạng. Mỗi loại dây đều nắm giữ những vai trò quan trọng và cũng vì thế mà chúng bị nhầm lẫn với nhau khá nhiều.
Nhằm giúp khách hàng hiểu rõ và phân biệt được 2 loại dây này, mời bạn theo dõi ở bảng so sánh dưới đây:
Dây nhảy quang | Dây hàn quang | |
Về thiết kế | – Có 2 đầu kết nối được sử dụng để kết nối , truyền tải tín hiệu với các thiết bị chuyển đổi. – Đường kính 3mm, 2mm. – Có 3 màu chủ đạo, vàng, da cam, xanh Aqua. – Có loại 1 sợi và 2 sợi . | – Chỉ có một đầu có đầu nối quang còn đầu còn lại bỏ trống để hàn với sợi cáp quang. – Đường kính 0.9mm. – Có màu cam và tổng hợp rất nhiều màu nhỏ khác nhau. – Bao gồm 12 sợi 1 gói sản phẩm. |
Về cấu tạo | Sử dụng để chuyển đổi giữa các thiết bị với hộp phối quang – ODF do vậy mà chúng có đường kính lớn hơn và chắc chắn hơn là dây hàn quang.Dây nhảy sẽ có tối thiểu là 2 hoặc tối đa là 4 đầu nối với các cặp dây đơn mode và đa mode. | Được sử dụng chủ yếu cho các mối hàn cáp quang bên trong hộp ODF do vậy chúng có kích thước nhỏ để tiết kiệm không gian của hộp ODF đồng thời cũng để người kỹ sư dễ dàng thi công lắp đặt. Dây có chiều dàu 1.5mm, đường kính nhỏ, cấu tạo 4 lớp và chỉ có một dầu kết nối để cắm vào các Adapter còn đầu kia để hàn nối cáp quang vào. |
Về công dụng | Đóng vai trò là kênh giao tiếp giữa thiết bị và hộp ODF, dùng để kết nối từ hộp ODF đến thiết bị quang điện hoặc giữa hai ODF với nhau | Dùng để kết nối giữa cáp quang với hộp phối quang ODF. |
Về cách sử dụng | Sử dụng với các thiết bị chuyển đổi. | Sử dụng với các mối hàn cáp quang. |
6. Báo giá các loại dây nhảy quang
Với sự đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, giá thành của dây nhảy quang trên thị trường hiện nay cũng được chia thành rất nhiều phân khúc. Chỉ từ vài chục nghìn là bạn đã có thể mua được loại vật tư này cho hệ thống mạng quang của mình. Tuy nhiên cũng có những loại dây với giá thành đắt hơn gấp nhiều lần.
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giá dây nhảy qua là phụ thuộc theo chủng loại dây (đầu nối, cấu tạo, dây nhảy quang ngoài trời hay trong nhà), chiều dài của dây, thương hiệu sản xuất, các yêu cầu riêng từ khách hàng,…
Điều quan trọng khi chọn dây nhảy quang là bạn cần chú ý đến các yếu tố về:
- Chọn các dòng dây có tỉ lệ suy hao thấp, cường độ tín hiệu tốt giúp giảm khả năng gây lỗi cho hệ thống
- Đảm bảo các đầu nối phải chuẩn
- Có khả năng tái sử dụng cao vì trong quá trình sử dụng có thể trải qua nhiều lần cắm và rút.
- Chọn loại dây đồng bộ, dễ nhớ, các dòng dây có vỏ bọc dày giúp dây hoạt động bền bỉ và hoạt động tốt. Điều này sẽ đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng trong cả quá trình thi công lắp đặt và bảo dưỡng sau này.
Chính vì thế mà để được tư vấn thông tin, hỗ trợ lựa chọn dòng dây phù hợp cũng như nhận báo giá chính xác nhất, xin mời bạn liên hệ ngay đến Hotline: 0974 28 0550 hoặc 0914 510 237.
7. Địa chỉ mua dây nhảy quang chất lượng, giá thành phải chăng
Có thể thấy, dây nhảy quang có rất nhiều chủng loại với cách thức sử dụng cũng có phần khác nhau. Để tạo nên một hệ thống mạng hoàn chỉnh thì điều quan trọng là bạn cần lựa chọn được loại dây phù hợp nhất. Đó là lý do mà khách hàng nên tìm đến các đơn vị có kinh nghiệm, chuyên môn cao, không chỉ cung cấp sản phẩm và còn tư vấn, giúp bạn xây dựng hệ thống mạng quang tối ưu.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, IPNET tự tin trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dây nhảy quang cũng như các loại thiết bị, vật tư, tạo nên hệ thống mạng hoàn chỉnh, tiện ích cho khách hàng.
Ở IPNET, chúng tôi có vô số các loại dây nhảy quang với kích thước, chiều dài đa dạng, đáp ứng đúng mọi nhu cầu sử dụng. Tất cả đều là dây của những thương hiệu uy tín, chất lượng cao như dây nhảy quang AMP, Commscope, Panduit, Belden, Nexan,… Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và báo giá với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất nhé!
CÔNG TY CP TM VÀ DV TRUYỀN THÔNG IPNET
Địa chỉ: Số 139 Trần Hòa, Định Công, Hoàng Mai, HN
Hotline: 0974 28 0550 – 0914 510 237
Email: info@ipnetjsc.com – ipnetjsc.com – thietbivienthong.vn