Nếu bạn chưa biết cách lắp bộ chuyển đổi quang điện hay cách sử dụng thế nào cho chuẩn nhất thì những hướng dẫn dưới đây của IPNET chắc chắn vô cùng hữu ích!

1. Giới thiệu sơ lược về bộ chuyển đổi quang điện

Bộ chuyển đổi quang điện còn có các tên gọi khác như converter quang, media converter quang. Sự ra đời của thiết bị này được xem như một bước tiến vượt bậc về công nghệ, đáp ứng được xu thế tương lai của hệ thống mạng. Chức năng của bộ chuyển đổi quang điện chỉnh là để chuyển đổi tín hiệu dạng điện thường chạy trên nền cáp đồng sang tín hiệu trên nền cáp quang – ánh sáng và ngược lại từ tín hiệu quang chuyển đổi sang tín hiệu dạng điện.

Converter quang khắc phục được các nhược điểm còn tồn tại của hệ thống mạng cáp đồng. Giờ đây, người dùng có thể truyền tải dữ liệu ở những không gian lớn hơn với khoảng cách lên đến 120km và quan trọng là tốc độ nhanh, mạnh.

Bộ chuyển đổi quang điện trên thị trường hiện nay được chia thành 2 loại phổ biến là converter 1 sợi quang và converter 2 sợi quang. Trong mỗi loại lại được phân chia tiếp tục thành bộ chuyển đổi quang điện 10/100 và bộ chuyển đổi quang 10/100/1000.

bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện của Ho-Link

2. Khi nào cần lắp bộ chuyển đổi quang điện?

Trước khi muốn biết cách lắp bộ chuyển đổi quang điện ra sao thì bạn cần phải biết về cách sử dụng bộ chuyển đổi quang điện. Các bộ chuyển đổi quang điện khá đa dạng về chủng loại như: Ethernet, Composite Video, E1, chuẩn nối tiếp ( RS232, RS485, IEA 422), SDI video, SD video, V11, mono Audio, Audio,… Cũng vì thế mà chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các trường hợp phổ biến nhất mà bạn lên sử dụng bộ chuyển đổi quang điện chính là:

  • Khi khoảng cách giữa các thiết bị đầu cuối lớn hơn 100m.
  • Lắp converter quang khi thường xuyên phải truyền tín hiệu video trong diện rộng: như hệ thống camera giao thông, hội nghị truyền hình, công nghiệp truyền hình…
  • Sử dụng để truyền đa ứng dụng: video+ data+audio trên khoảng cách lớn.
  • Lắp đặt bộ chuyển đổi quang điện khi muốn mở rộng mạng Lan bằng cáp quang.

3. Cách lắp bộ chuyển đổi quang điện chi tiết nhất

Ở đây, IPNET xin được đưa ra hướng dẫn về cách lắp bộ chuyển đổi quang điện trong hệ thống mạng LAN. Tuỳ vào mỗi hệ thống mà có thể sử dụng 1 hay 2 converter quang để đáp ứng từng nhu cầu. Do đó mà cách lắp bộ chuyển đổi quang điện cho mỗi trường hợp cũng có sự khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:

3.1. Cách lắp bộ chuyển đổi quang điện trong hệ thống mạng sử dụng 1 Converter quang

Hệ thống mạng sử dụng 1 converter quang là các hệ thống mạng cơ bản, sử dụng kết hợp giữa hệ thống cáp đồng với các thiết bị quang. Trong hệ thống mạng này sẽ sử dụng một bộ chuyển đổi quang điện có cổng ra RJ45 với 1 cổng module quang SFP kết hợp với các thiết bị Switch mạng để kết nối các thiết bị khác của hệ thống.

Cách lắp bộ chuyển đổi quang điện trong hệ thống mạng này bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Kết nối thiết bị Switch mạng với cổng RJ45 của Converter thông qua dây nhảy mạng Cat5e hoặc Cat6 dựa theo nhu cầu sử dụng cụ thể.

Bước 2: Sử dụng Module quang SPF để lắp vào Converter quang. Trong đó khoảng cách kết nối cần đảm bảo:

  • Khoảng cách kết nối có thể mở rộng tối đa lên tới 120km
  • Khoảng cách kết nối sẽ phụ thuộc chủ yếu vào Module SPF và cáp quang sử dụng

Bước 3: Sử dụng Module quang SPF cho thiết bị Brocade Switch

Bước 4: Sử dụng cáp mạng và cáp quang để kết nối các thiết bị khác trong hệ thống thông qua Switch mạng.

Để nắm rõ hơn về cách lắp bộ chuyển đổi quang điện bạn có thể theo dõi thêm hình bên dưới.

cách lắp bộ chuyển đổi quang điện

3.2. Cách lắp bộ chuyển đổi quang điện trong hệ thống mạng sử dụng 2 Converter quang

Hệ thống mạng sử dụng 2 converter quang hiện là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng được lắp đặt với mục đích kết nối 2 hệ thống mạng cáp đồng với nhau.

Cách lắp bộ chuyển đổi quang điện trong hệ thống mạng này bao gồm các bước:

Bước 1: Tiến hành kết nối thiết bị Switch của hệ thống A với Converter số 1 thông qua dây nhảy mạng chuẩn kết nối RJ45

Bước 2: Lắp đặt Module quang SPF vào Converter quang số 1. Ở trường hợp này, khoảng cách truyền có thể mở rộng từ 500m – 10km tùy thuộc vào loại cáp quang mà bạn sử dụng.

Bước 3: Lắp đặt Module quang SFP vào Converter quang số 2.

Bước 4: Sử dụng dây nhảy quang để kết nối Converter quang 1 với Converter quang 2. Khi nêys nối, bạn lưu ý là với loại converter quang 2 sợi, dây nhảy được lắp từ khe TX của Bộ chuyển đổi số 1 sẽ lắp vào khe RX của Bộ chuyển đổi số 2 và khe RX của thiết bị số 1 sẽ cắm vào khe TX của thiết bị số 2.

Bước 5: Sử dụng dây nhảy mạng có chuẩn đầu RJ45 để kết nối Converter quang số 2 tới Switch mạng của hệ thống mạng B.

cách lắp bộ chuyển đổi quang điện

Từ hướng dẫn trên đây của IPNET, hy vọng rằng bạn sẽ thực hiện được đúng cách lắp bộ chuyển đổi quang điện. Còn với khách hàng mua converter quang của chúng tôi, IPNET sẽ luôn có nhân viên hỗ trợ lắp đặt tận nơi cho bạn!

CÔNG TY CP TM VÀ DV TRUYỀN THÔNG IPNET

Địa chỉ: Số 139 Trần Hòa, Định Công, Hoàng Mai, HN

Hotline: 0974 28 0550 – 0914 510 237

Email: info@ipnetjsc.com – ipnetjsc.com – thietbivienthong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
097 428 05 50