Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện 2 sợi 10/100/1000 Netlink HTB-GS-03
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi 10/100/1000 Netlink HTB-GS-03AB
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi 10/100 Netlink HTB-3100AB Single-mode 25 km
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện 10/100/1000Mps Holink HL-2211S-20 2 sợi
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện 10/100/1000Mps Holink HL-2111S-20A/B 1 sợi
Bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện 10/100Mps Holink HL-1111S-20A/B 1 sợi
Bộ chuyển đổi quang điện không chỉ dành riêng cho dân IT, hay viễn thông mà rất nhiều người dùng máy tính cũng đang quan tâm và nhận thấy sự cần thiết của nó. Vậy thì để có thể chọn mua và sử dụng đúng cách loại thiết bị này thì bạn không thể bỏ qua các thông tin hữu ích ở dưới đây!
1. Bộ chuyển đổi quang điện là gì?
Bộ chuyển đổi quang điện có tên đầy đủ trong tiếng anh là Fiber Optic Media Converter. Ngoài ra, thiết bị này còn được biết đến với những cái tên khác như converter quang, media converter, thiết bị chuyển đổi tín hiệu quang.
Hiểu đơn giản thì đây là sản phẩm dùng để chuyển đổi từ tín hiệu dạng điện (hoặc là tín hiệu mạng cáp đồng) sang tín hiệu dạng quang truyền bằng ánh sáng, và ngược lại. Bộ chuyển đổi này là một mặt xích quan trọng trong hệ thống để tạo ra đường truyền ở khoảng cách xa với tốc độ lớn.
Các bộ chuyển đổi quang điện thường có thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn, mang tính thẩm mỹ cao nên được đông đảo khách hàng lựa chọn. Cách phân loại thiết bị thì thường dựa theo các chuẩn điện mà nó chuyển đổi sang như: Ethernet, Composite Video, E1, chuẩn nối tiếp (RS232, RS485, IEA 422), SDI video, SD video, HD video, VGA video, DVI video, FXS, FXO, V35, V11, mono Audio, Audio…
2. Bộ chuyển đổi quang điện có tác dụng gì?
Trước đây, trong các hệ thống đường truyền tín hiệu, cáp mạng đồng là loại cáp thông dụng. Tuy nhiên nhược điểm của loại cáp này là tốc độ truyền thấp, khoảng cách truyền ngắn.
Trong khi đó trên thực tế hiện nay, nhu cầu chạy các ứng dụng trên PC, video conference, truyền file, truyền hình ảnh cần băng thông lớn hàng trăm Mbps. Nhưng thường thì tốc độ của mạng cáp đồng chỉ đạt khoảng 100Mbit trên giây thì khoảng cách truyền không vượt quá 100m. Điều này sẽ tạo ra khá nhiều cản trở, làm chậm trễ việc truyền tín hiệu.
Và bộ chuyển đổi quang điện chính là “cứu cánh” khi bạn cần tăng tốc, cải thiện đường truyền. Vậy bộ chuyển đổi quang điện để làm gì? Tác dụng nổi bật của thiết bị này chính là để:
- Mở rộng kết nối mạng LAN với phạm vi kết nối lớn hơn 100m
- Có khả năng truyền tín hiệu video trong diện rộng như: hệ thống camera giao thông, hệ hội nghị truyền hình, công nghiệp truyền hình…
- Khả năng truyền đa ứng dụng: Video + Data + Audio trên khoảng cách lớn.
- Có thể kết nối mạng giữa 2 toà nhà thông suốt, nhanh chóng.
3. Nguyên lý hoạt động của bộ chuyển đổi quang điện là gì?
Để hiểu rõ hơn về cách lắp bộ chuyển đổi quang điện cũng như cách sử dụng bộ chuyển đổi quang điện sao cho chuẩn, ta cần nắm bắt nguyên lý hoạt động của chúng.
Thực chất, cách thức hoạt động của thiết bị chuyển đổi khá đơn giản, chia làm 1 bên phát và bên còn lại để nhận tín hiệu. Cụ thể thì:
- Ở đầu bên phát: Sợi cáp đồng (tín hiệu điện) sẽ được cắm vào bộ chuyển đổi rồi sau đó được converter chuyển đổi thành tín hiệu quang. Tín hiệu được đưa ra và truyền đi theo sợi cáp quang single mode tối đa được 120km.
- Ở đầu bên nhận: Giữ nhiệm vụ là đưa tín hiệu quang vào và dùng converter chuyển đổi ngược lại từ tín hiệu quang sang tín hiệu điện rồi cho ra kết nối với switch hay máy tính.
4. Có bao nhiêu loại converter quang?
Mẫu mã và cách phân loại thiết bị chuyển đổi tín hiệu quang, converter quang trên thị trường hiện nay khá đa dạng. Tuy nhiên để nói về cách phân loại cơ bản, dễ hiểu nhất cho bạn lựa chọn thì ta chia thiết bị này thành các loại phổ biến như sau:
4.1. Bộ chuyển đổi quang từ đồng sang quang
Thiết bị chuyển đổi quang từ cáp đồng sang sợi cáp quang là loại thiết bị cho phép kết nối thiết bị Ethernet dựa trên đồng qua liên kết cáp quang. Tác dụng của converter quang loại này là giúp mở rộng liên kết trên khoảng cách xa hơn với cáp quang, bảo vệ dữ liệu khỏi tiếng ồn và nhiễu, đồng thời bảo vệ mạng trong tương lai với dung lượng băng thông bổ sung.
4.2. Bộ chuyển đổi quang FibER-to-FibER
Có thể hiểu đây là bộ chuyển đổi quang điện dùng để kết nối các mạng cáp quang khác nhau và hỗ trợ chuyển đổi từ bước sóng này sang bước sóng khác. Thiết bị này sẽ cung cấp kết nối giữa sợi quang đơn mode (bộ chuyển đổi singlemode) và đa mode (bộ chuyển đổi multimode), cũng như giữa sợi quang kép (converter quang điện 2 sợi) và sợi đơn (converter quang điện 1 sợi).
Hiểu rõ hơn về thiết bị chuyển đổi quang 1 sợi và 2 sợi cụ thể như sau:
- Bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi: Là loại thiết bị mà tín hiệu nhận và truyền đều đực thực hiện trên 1 sợi quang duy nhất. Việc sử dụng 1 sợi quang để chuyển đổi như thế này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế mất tín hiệu do dây nối, bảo toàn công suất cao hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của thiết bị này sẽ là tín hiệu truyền, nhận sẽ bị kém ổn định hơn, dễ bị trùng hoặc nhiễu.
- Bộ chuyển đổi quang điện 2 sợi: Là loại thiết bị mà tín hiệu upload và download được truyền trên 2 sợi quang sử dụng bước sóng 1310nm. So với thiết bị 1 sợi quang thì thiết bị 2 sợi quang sẽ khắc phục được hạn chế về đường truyền, đem lại khả năng truyền ổn định, ít bị trùng hay nhiễu hơn. Dù vậy thì thiết bị vẫn có nhược điểm là gây tốn kém chi phí ban đầu và dễ mất tín hiệu cáp quang hơn.
4.3. Bộ chuyển đổi quang điện PoE
Bộ chuyển đổi quang điện PoE viết đầy đủ ra là Power-over-Ethernet. Thiết bị này giúp cung cấp khả năng mở rộng khoảng cách cáp quang đáng tin cậy và hiệu quả về chi phí cho các thiết bị hỗ trợ PoE. Bộ chuyển đổi quang PoE có thể được sử dụng để cấp nguồn cho các thiết bị như điện thoại IP, thiết bị hội nghị truyền hình, camera IP và thiết bị Wi-Fi qua cáp đồng UTP.
4.4. Bộ chuyển đổi quang điện Stand-Alone và Chassis khung lắp tập trung
- Đặc điểm của bộ chuyển đổi quang điện Stand-Alone là tính độc lập nhỏ gọn và có thể được cấp nguồn AC hoặc DC. Loại thiết bị này thường được sử dụng để chuyển đổi một liên kết đồng sang sợi quang trong các cài đặt điểm-điểm. Bộ chuyển đổi Stand – Alone dễ triển khai và cung cấp một loạt chức năng hữu ích cho mạng của bạn như: tự động MDI / MDIX, truyền lỗi liên kết và hơn thế nữa.
- Bộ chuyển đổi quang điện Classic khung lắp tập trung được sử dụng ở những vị trí có mật độ cao như trung tâm dữ liệu hoặc phòng thiết bị. Vị trí lắp đặt của thiết bị là được gắn trong giá tủ rack cùng với các thiết bị chuyển mạch mạng, cho phép chuyển đổi các cổng đồng trên các thiết bị chuyển mạch cũ sang cáp quang.
4.5. Thiết bị chuyển đổi quang điện được quản lý Managed và Unmanaged
- Thiết bị chuyển đổi quang điện Managed có khả năng cung cấp cho quản trị viên mạng toàn quyền kiểm soát dữ liệu, băng thông và lưu lượng truy cập. Ưu điểm của converter quang này là cho phép quản trị viên quản lý và khắc phục sự cố mạng từ xa và an toàn để đạt được và duy trì hiệu suất và độ tin cậy tối ưu. Vì thế mà các bộ chuyển đổi Managed phù hợp nhất khi sử dụng cho các môi trường yêu cầu triển khai các bộ chuyển đổi quang điện ở quy mô vừa đến lớn.
- Bộ chuyển đổi quang điện Unmanaged là bộ chuyển đổi dạng “plug-and-play”. Ưu điểm của thiết bị là dễ cài đặt và khắc phục sự cố. Khác với các bộ chuyển đổi được quản lý, các bộ chuyển đổi loại này sẽ không cung cấp cùng một mức độ giám sát, phát hiện lỗi và cấu hình.
4.6. Bộ chuyển đổi quang thương mại Commercial và Industrial công nghiệp
- Bộ chuyển đổi quang điện thương mại Commercia là thiết bị được thiết kế chuyên dụng cho các môi trường văn phòng và trung tâm dữ liệu điển hình. Đặc điểm chung của các địa điểm này là nơi nhiệt độ môi trường được kiểm soát. Bộ chuyển đổi Commercia cung cấp một cách hiệu quả về chi phí để mở rộng khoảng cách mạng của bạn và cải thiện tuổi thọ của thiết bị làm bằng đồng, được sử dụnghoàn hảo cho các ứng dụng thương mại không giải quyết các vấn đề môi trường khắc nghiệt.
- Bộ chuyển đổi quang điện công nghiệp Industrial được sử dụng để chuyển đổi dữ liệu giữa cáp xoắn đôi và cáp quang multimode hoặc cáp quang singlemode, mở rộng khoảng cách của mạng. Ưu điểm là thiết bị có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt (-40 ° C đến 75 ° C) và các điều kiện khắc nghiệt khác, có thiết kế nguồn dự phòng và được thiết kế cho các vị trí rung và sốc cao. Nhờ đó mà thiết bị hoàn toàn phù hợp khi sử dụng cho các mạng công nghiệp. Ứng dụng của bộ chuyển đổi Industrial là: tự động hóa tòa nhà, khoan và khai thác dầu khí.
5. Các ứng dụng của thiết bị chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang ngày càng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Nói đến các thiết bị chuyển đổi quang, chúng ta có thể nhắc đến 5 ứng dụng phổ biến nhất hiện nay ở dưới đây. Chúng tôi xin được chỉ ra đặc điểm chi tiết của từng ứng dụng và loại thiết bị được sử dụng sao cho phù hợp nhất như sau:
5.1. Sử dụng để kết nối 2 mạng LAN nội bộ
- Đặc điểm: Chúng ta có thể sử dụng 2 bộ chuyển đôi quang điện để kết nối 2 mạng LAN nội bộ dù ở 2 nơi cách xa nhau.
- Thiết bị sử dụng phù hợp: 2 bộ chuyển đổi quang điện – converter 1 cổng quang
5.2.Dùng để truyền tín hiệu hình ảnh của IP camera
- Đặc điểm:
+ Bộ nhớ cache 1M công nghệ store & forward được sử dụng để đảm bảo hình ảnh mượt mà
+ Sử dụng converter quang để truyền tín hiệu sẽ giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả, tiết kiệm thiết bị chuyển mạch giúp kết nối mạng linh hoạt hơn.
+ Mô hình hợp lý và tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động của mạng được kết nối.
- Thiết bị sử dụng phù hợp: 2 bộ chuyển đổi quang điện 4 cổng LAN
5.3. Sử dụng 2 bộ chuyển đổi quang để chia 4 VLAN – 4 mạng nội bộ độc lập
- Đặc điểm:
+ Tiết kiệm chi phí hiệu quả
+ Có khả năng hoàn toàn cách ly về mặt vật lý mà vẫn đảm bảo an toàn thông tin
- Thiết bị sử dụng phù hợp: Thiết bị chuyển đổi quang điện 4 cổng LAN có thể chia 4 VLAN
5. 4. Sử dụng 2 bộ chuyển đổi quang điện model 2 cổng quang để tạo một giải pháp kết nối mạng có dự phòng
- Đặc điểm: Sử dụng 2 kết nối quang, trong đó có 1 dự phòng và 1 hoạt động. Điều này đảm bảo cho khi một đường bị sự cố thì đường còn lại vẫn hoạt động bình thường giúp mạng hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn.
- Thiết bị sử dụng phù hợp: 2 bộ chuyển đổi quang điện converter 2 cổng quang
5.5. Tạo ra một mạng cáp quang nội bộ “nối tiếp” bằng converter 2 cổng quang
- Đặc điểm:
+ Có khả năng dễ dàng kết nối và mở rộng mạng khi cần
+ 4 cổng LAN (trên một bộ chuyển đổi) sẽ đem đến nhiều dịch vụ/ứng dụng khác nhau
- Thiết bị sử dụng phù hợp : WT-8110G-24-SFP-AS
6. Báo giá bộ chuyển đổi quang điện trên thị trường
Giá thành các bộ converter quang có khá nhiều phân khúc. Sự chênh lệch giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: thương hiệu, phân loại, tính năng, tốc độ truyền,… Vì thế mà bạn có thể thấy sự chênh lệch khá cao khi có bộ chuyển đổi quang điện giá rẻ chỉ vài trăm ngàn, nhưng cũng có bộ chuyển đổi với giá lên đến hàng triệu đồng.
Tốt nhất, khi mua bộ chuyển đổi quang điện, khách hàng cần có sự tìm hiểu thật kỹ càng, lựa chọn sản phẩm uy tín, nơi cung cấp thiết bị chính hãng để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, không phù hợp sẽ làm tốn kém chi phí.
Tại IPNET, chúng tôi đã và đang phân phối nhiều loại thiết bị chuyển đổi quang điện từ nhiều hãng nổi tiếng như: TPLink, GNet, NetLink,… Để được tư vấn thêm thông tin chi tiết cũng như giá thành của từng thiết bị, tìm ra bộ chuyển đổi quang điện phù hợp hệ thống mạng của mình với chi phí phải chăng, nhanh chóng nhất, mời bạn liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0974 28 0550 hoặc 0914 510 237.
7. Một số lưu ý khi chọn mua thiết bị chuyển đổi quang điện
Khi chọn mua bộ chuyển đổi quang, bạn nên cân nhắc và lựa chọn dựa trên 4 yếu tố chính như sau:
Tốc độ
Trên thị trường đang có 2 dòng sản phẩm phổ biến với tốc độ truyền là 10/100Mbps và 10/100/1000Mbps. Nếu sử dụng cho các hệ thống nhỏ, bạn chỉ cần chọn loại thiết bị với tốc độ 10/100Mbps (thường là quy mô nhà, văn phòng nhỏ). Còn nếu cần bộ chuyển đổi cho các hệ thống lớn thì nên chọn bộ chuyển đổi 10/100/1000Mbps, thì tốc độ tối đa có thể đạt được sẽ là 1,25Gb.
Loại cáp
Hãy xác định rõ loại cáp quang mà hệ thống của bạn đang sử dụng là Single mode hay Multimode để mà qua đó lựa chọn được bộ converter thích hợp.
Khoảng cách truyền
Khoảng cách truyền dẫn sẽ phụ thuộc chủ yếu theo công suất phát của converter quang. Ví dụ bộ chuyển đổi Multi thì khoảng cách truyền dẫn sẽ tối đa sẽ là 550m, còn với bộ chuyển đổi Single mode thì khoảng cách truyền dẫn 20Km.
Số lượng cổng quang
Khi mua bộ chuyển đổi quang điện, hãy chú ý về số cổng quang trên converter. Bởi nếu bạn sử dụng converter quang 2 loại khác nhau như: 1 sợi và 2 sợi quang thì sẽ không thể sử dụng được. Do đó, khi mua thì bạn nên mua các sản phẩm đồng đều về cổng quang.
8. IPNET – Địa chỉ bán bộ chuyển đổi quang điện uy tín và chất lượng cho bạn
Và nếu như bạn đang đi tìm một địa chỉ cung cấp các loại thiết bị chuyển đổi quang điện, converter quang chất lượng, chính hãng, thì đó chính là IPNET!
IPNET hiện đang là đơn vị phân phối chính hãng các loại converter quang từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau như: bộ chuyển đổi quang điện Netlink, Holink,… Tất cả các sản phẩm được cung cấp tại IPNET đều có giấy tờ kiểm định, chứng minh rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, chế độ bảo hành uy tín cho quý khách hàng.
Với đội tư vấn viên chuyên nghiệp, am hiểu kiến thức và quan trọng là cái tâm với khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra hỗ trợ tận tình nhất để mọi khách hàng đến với IPNET đều lựa chọn được bộ chuyển đổi quang điện phù hợp nhất với giá thành cạnh tranh nhất thị trường!
CÔNG TY CP TM VÀ DV TRUYỀN THÔNG IPNET
Địa chỉ: Số 139 Trần Hòa, Định Công, Hoàng Mai, HN
Hotline: 0974 28 0550 – 0914 510 237
Email: info@ipnetjsc.com – ipnetjsc.com – thietbivienthong.vn