Văn phòng của bạn gặp sự cố về mạng? Công việc bị ảnh hưởng? Bạn đang tìm cách sửa chữa mạng văn phòng nhanh và hiệu quả?
Làm sao để sửa chữa mạng văn phòng nhanh chóng và hiệu quả?
Bạn đang tìm cách sửa chữa mạng văn phòng nhanh chóng khi văn phòng của bạn gặp sự cố về mạng? Điều này khiến công việc dân văn phòng gặp vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên của bạn? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn tìm ra nguyên nhân và cách sửa chữa mạng văn phòng.
Mạng văn phòng là gì?
Trước khi sửa chữa chúng ta cần phải biết mạng văn phòng là gì? Có những loại mạng văn phòng nào? Và nó có những thiết bị gì?
Mạng văn phòng (Network) thuộc hệ thống mạng LAN nội bộ. Thông qua việc kết nối mạng LAN nội bộ, các nhân sự kết nối nhau để chia sẻ dữ liệu. Và có phạm vi kết nối trong không gian văn phòng làm việc.
Mạng văn phòng là gì?
Có các loại network nào?
Network có nhiều loại, gồm có:
- Mạng LAN: là mạng văn phòng được dùng để kết nối một số các thiết bị nằm ở khu vực địa lý gần nhau. Mạng LAN được lắp đặt nhiều nhất trong các văn phòng, tòa nhà, trường học, cơ quan nhà nước, bệnh viện,…
- Mạng WAN: Là cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc được phát triển bên trong các thành phố lớn.
- Ngoài 2 network phổ biến, thì còn có các loại là WLAN, MAN, WWAN. Mỗi loại mạng đều có những lợi ích và mục đích sử dụng khác nhau.
4 thiết bị nhất định phải có trong hệ thống mạng văn phòng
Bốn thiết bị cần có trong hệ thống mạng văn phòng để đường truyền đạt tốc độ nhanh, mạnh mẽ:
- Switch (thiết bị chia mạng) là thiết bị chuyển mạch trong hệ thống mạng văn phòng. Switch có khả năng kết nối được nhiều hơn tùy vào số cổng có trên thiết bị này. Chức năng chính của thiết bị là chuyển dữ liệu từ nguồn đến đích.
- Router Wifi (thiết bị định tuyến), là thiết bị máy tính hỗ trợ người dùng chia sẻ kết nối Internet. Sự kết nối được thực hiện thông qua đường truyền có dây hoặc không dây.
- Dây cáp mạng được sử dụng để truyền dẫn tín hiệu kết nối các thiết bị với nhau. Dây cáp mạng là dây dẫn làm từ kim loại hay hợp kim, bọc bởi một lớp vỏ bọc cách điện.
- Access point (AP) hay điểm truy cập gắn trần là thiết bị tạo ra một mạng không dây cục bộ. Một điểm truy cập AP là một trạm truyền và nhận dữ liệu. Thiết bị còn có cách gọi khác là bộ thu phát wifi.
Các thiết bị mạng văn phòng cần có
Sự cố thường gặp và cách sửa chữa mạng văn phòng
Để khắc phục tình trạng sự cố mạng văn phòng nhanh nhất bạn có thể thử theo hướng dẫn sau:
Sự cố: Không thể kết nối đến máy chủ
Dấu hiệu:
Ứng dụng trên máy tính người dùng cảnh báo lệnh “Không thể kết nối đến máy chủ”. Cảnh báo này xuất hiện khi người dùng đang sử dụng các ứng dụng như email, CRM. Người dùng hay than phiền tình trạng mạng bị “rớt”, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất của vấn đề.
Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không thể kết nối đến máy chủ
Nguyên nhân:
Lỗi này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Điều cần chú ý là có gặp lỗi thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng. Nếu lỗi xảy ra thường xuyên, nguyên nhân có thể do các vấn đề về định tuyến trên hệ thống mạng giữa máy trạm và máy chủ. Nếu lỗi xảy ra không thường xuyên, nguyên nhân có thể do máy chủ bị quá tải dẫn đến không thể phản hồi các yêu cầu từ máy trạm.
Giải pháp:
Trong trường hợp không phải do lỗi của bộ định tuyến, hãy kiểm tra lại mức độ sử dụng tài nguyên của máy chủ. Máy chủ có đang quá tải không? Nếu không, kiểm tra lưu lượng mạng giữa máy chủ và máy trạm xem có quá tải không? Tốt nhất là sử dụng công cụ SNMP để giám sát hiệu năng các kết nối. Ngoài ra, các lỗi liên quan Ethernet (Alignment Error, FCS Error hay Late Collision) trên router và switch. Chúng cũng có thể là nguyên nhân gây mất kết nối giữa máy trạm và máy chủ.
Sự cố: Không thể nhận địa chỉ IP từ máy chủ
Dấu hiệu:
Biểu tượng mạng trên máy tính rơi vào tình trạng không hoạt động. Hệ điều hành cảnh báo “không thể nhận địa chỉ IP từ máy chủ”. Khi kiểm tra, không có địa chỉ nào được gán ngoại trừ địa chỉ 169.254.x.x (là địa chỉ hệ điều hành Windows tự cấp cho máy tính lúc không nhận được địa chỉ IP).
Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không thể nhận địa chỉ IP từ máy chủ
Nguyên nhân:
Có thể do máy chủ hết quỹ địa chỉ, dịch vụ DHCP bị vô hiệu hóa.
Giải pháp:
Hãy lưu ý xem “Lỗi này xảy ra với một người dùng hay với tất cả mọi người?” Nếu chỉ có một người bị lỗi, hãy kiểm tra lại cấu hình DHCP trên máy trạm. Rồi kiểm tra cổng mạng tương ứng trên switch. Kiểm tra máy trạm của người dùng tương ứng có thể nhận địa chỉ IP hay không? Nếu không nhận được, sự cố này có thể do router không thể chuyển tiếp các yêu cầu đến máy chủ.
Nếu các máy trạm cùng bị lỗi, nguyên nhân sẽ do chính máy chủ DHCP gây ra. Máy chủ có thể đã cạn quỹ địa chỉ hoặc chưa chạy dịch vụ DHCP.
Ngoài ra, cũng có thể do một Access Point giả mạo, do nhân viên tự ý mang cắm vào hệ thống mạng, cung cấp dịch vụ giả mạo cho hệ thống mạng.
Bài viết trên của IPNET đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về việc sửa chữa mạng văn phòng. Ngoài các sự cố ở trên, nếu có bất kỳ sự cố nào khác hãy liên hệ với chúng tôi. Dịch vụ Sửa chữa mạng văn phòng tại Hà Nội – 0974 28 0550. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ khác như lắp đặt và sửa chữa máy chấm công; lắp đặt, sửa chữa tổng đài điện thoại; lắp đặt camera giám sát uy tín, chất lượng.
Tham khảo thêm thông tin, dịch vụ từ Fanpage hoặc truy cập website https://ipnetjsc.com/
CÔNG TY CP TM VÀ DV TRUYỀN THÔNG IPNET
Hotline: 0974 28 0550
Địa chỉ: Số 139 Trần Hòa, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Email: info@ipnetjsc.com
Website: https://ipnetjsc.com/